Truy cập nội dung luôn

SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA HỆ THỐNG KHO BẠC NHÀ NƯỚC
 
Cùng với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ( năm 1946), Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính đã được thành lập theo sắc lệnh số 45/TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý một số tài sản quý của Nhà nước bằng hiện vật như : vàng, bạc, kim khí quý, đá quý...
 

 

 
   Từ năm 1951, nhiệm vụ của Nha ngân khố được chuyển giao sang hệ thống Ngân hàng cùng với việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ( sau đổi tên là Ngân hàng Nhà nước ). Trong giai đoạn này, trên nền tảng của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chức năng: Quản lý Nhà nước và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ- Tín dụng, thực hiện vai trò là 3 trung tâm tiền tệ- tín dụng- thanh toán trong nền kinh tế quốc dân, vừa thực hiện nhiệm vụ cùa Nha Ngân khố bao gồm các công việc như chấp hành quỹ Ngân sách Nhà nước, tập trung các nguồn thu của Ngân sách Nhà nước, tổ chức cấp phát, chi trả các khoản chi ngân sách Nhà nước theo lệnh của cơ quan Tài chính, làm nhiệm vụ kế toán thu, chi quỹ ngân sách Nhà nước, in tiền, phát hành tiền, quản lý dự trữ Nhà nước về vàng bạc kim khí quý.
 
   Những năm cuối của thập kỹ 80, công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đất nước diễn ra một cách sâu sắc và toàn diện. Để phù hợp với cơ chê quản lý kinh tế mới , cơ chế quản lý tài chính tiền tệ đã có sự thay đổi, đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của Tài chính và Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại thành hệ thống Ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, các ngân hàng thương mại thực hiện kinh doanh tiền tệ-tín dụng. Nhiệm vụ quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước cho Bộ Tài chính để hệ thống Tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước tài chính quốc gia.
    Quan điểm thành lập hệ thống Kho bạc trực thuộc Bộ Tài chính để quản lý quỹ Ngân sách nhà nước và tài sản quốc gia đã được Hội đồng Bộ trường (nay là Chính phủ) quyết định tại Nghị định số 155/HĐBT ngày 15/10/1988 về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Thực hiện Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng , từ năm 1988- 1989, Bộ TÀi chính đã có đề án thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước và tiến hành thử nghiệm tại hai tỉnh Kiên Giang ( từ tháng 10/1988) và An Giang ( từ tháng 7/1989) ; kết quả cho thấy : việc quản lý quỹ Nag6n sách Nhà nước tại địa bàn hai tỉnh trên thực hiện tốt, tập trung nhanh các nguồn thu, đáp ứng đầy đủ kịp thới các nhu cầu chi Ngân sách Nhà nước, trợ giúp đắc lực cho cơ quan tài chính và chính quyền địa phương trong việc quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước, mặt khác đã tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn sắp xếp tổ chức lại hoạt động theo hướng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng có hiệu quả. Ngày 04/01/1990, Hội đồng Bộ trường (nay là Chính phủ) đã có Quyết dịnh số 07/HĐBT thàng lập hệ thống kho bạc Nhà nước(KBNN) trực thuộc Bộ Tài chính . Hệ thống KBNN đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990, thực hiện chức năng quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước (NSNN) ( bao gồm cả quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước); quỹ Dự trữ tài chính nhà nước, tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; thực hiện cấp phát vốn NSNN cho các chương trình mục tiêu do Nhà nước chỉ định. Trong quá trình phát triển, tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của KBNN cũng dần được bổ sung, thay đổi phù hợp với nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ.
 
   Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN, Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi ( KBNN Quảng Ngãi) cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động . Sự ra đời và đi vào hoạt động của KBNN Quảng Ngãi thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn,, do bộ máy tổ chức vừa thiếu lại vừa yếu , cơ sở vật chất của hầu hết các đơn vị KBNN huyện phải làm việc nhờ trụ sở chung với ngân hàng, điều kiện và phương tiện làm việc thiếu thốn, nhất là cơ cở vật chất , các phương tiện làm việc. Song được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự phối hợp tích cực của các cơ quan tài chính, ngân hàng, các ban ngành có liên qua n cũng như sự chỉ đạo của  KBNN Trung ương, KBNN Quảng Ngãi với sự nổ lực , cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ, công chức đã nhanh chóng ổn định  tổ chức, từng bước củng cố , hoàn thiện bộ máy, vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao .
 

   Qua 25 năm hoạt động, cùng với hệ thống kho bạc cả nước vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định và phát triển, đóng góp tích cực và sự nghiệp đổi mới và lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia thông qua những kết quả cụ thể trong việc tập trung nhanh, đầy đủ nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đáp ứng kịp thới nhu cầu chi tiêu của Chính phủ, thực hiện các chính sách  xã hội  và đảm bảo anh ninh quốc phòng; Huy động một lượng lớn cho đầu tư phát triển; Kê toán, thông tin KBNN đã đảm bảo cung cấp thông tin chính xác về tình hình thu, chi ngân sách phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương, góp phần đắc lực vào việc nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Những năm qua, KBNN Quảng Ngãi đã thể hiện tốt vai trò là một công cụ quản lý tài chính của Nhà nước, góp phần đắc lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà cũng như công cuộc đổi mới xây dựng và phát triển đất nước ./.    

       Đường dây nóng của hệ thống KBNN bao gồm đường dây nóng do KBNN Trung ương thiết lập, quản lý và đường dây nóng do KBNN cấp tỉnh thiết lập, quản lý. Đường dây nóng do KBNN Trung ương thiết lập, quản lý để thực hiện tiếp nhận kiến nghị, phản ánh chung cho cả hệ thống KBNN. Đường dây nóng do KBNN cấp tỉnh thiết lập, quản lý để thực hiện tiếp nhận kiến nghị, phản ánh liên quan đến các đơn vị thuộc KBNN cấp tỉnh và các KBNN cấp huyện trực thuộc.

1. Đường dây nóng do KBNN Trung ương thiết lập, quản lý bao gồm:

- Số điện thoại: 024.62764300 - số máy lẻ 88667

- Địa chỉ hộp thư điện tử: duongdaynongKBNN@vst.gov.vn

2. Đường dây nóng do KBNN Quảng Ngãi thiết lập, quản lý:

- Số điện thoại: 0255.3827212

- Địa chỉ hộp thư điện tử: ddnkbnnquangngai@vst.gov.vn

     Việc thiết lập đường dây nóng của hệ thống KBNN nhằm triển khai thống nhất, đồng bộ việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của công chức KBNN các cấp, thông qua đó góp phần phát huy dân chủ, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng KBNN các cấp trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; Tăng cường công tác quản lý, điều hành của Thủ trưởng, Lãnh đạo KBNN các cấp và nâng cao trách nhiệm của Thủ trưởng, lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc KBNN trong việc tiếp nhận, xử lý các thông tin, phản ánh của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.

12/08/2022

 Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 99/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công cho dự án, công trình, nhiệm vụ quy hoạch, nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công; Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022. 01/12/2021

Thực hiện Quyết định số: 125/QĐ-KBQN ngày 30/6/2021 về việc công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001-2015 đã quy định tại Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng vào các lĩnh vực hoạt động tại Kho bạc Nhà nước Quảng ngãi theo (Phụ lục và bản công bố đính kèm). 07/07/2021

Thống kê truy cập

Số lượt truy cập: 1097

Tổng số lượt xem: 757037

Bản quyền © 2015 thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh Quảng Ngãi | Cổng thông tin điện tử Quảng Ngãi

Địa chỉ: 172 Hùng Vương, TP. Quảng Ngãi. Điện thoại: 0255.3819868/2221742/3822776, Fax: 0255.3822778; Email:kbnn-quangngai@vst.gov.vn

Chịu trách nhiệm nội dung: Tổ biên tập trang web kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi