
Những thành tựu nổi bật của KBNN Quảng Ngãi sau khi triển khai thực hiện chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ
22/04/2022 10:28 187
hững thành tựu nổi bật của KBNN Quảng Ngãi sau khi triển khai thực hiện chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ
1)Những thành tựu nổi bật của KBNN Quảng Ngãi sau khi triển khai thực hiện chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) theo Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ
Bám sát chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Tài chính, KBNN, UBND, KBNN Quảng Ngãi đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để CCHC, hoàn thiện các cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ. Trong đó, trọng tâm là cải cách quy trình TTHC về thu, chi NSNN theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch nhằm giảm thiểu thời gian, thủ tục và chi phí thực hiện TTHC cho các đơn vị dự toán ngân sách, chủ đầu tư và người dân trong giao dịch với hệ thống KBNN.
Định hướng của ngành KBNN đến năm 2030, các hoạt động KBNN được thực hiện trên nền tảng CNTT hiện đại và hình thành kho bạc điện tử, kho bạc số; đồng thời, nghiên cứu, hoàn thiện các quy định có pháp lý liên quan đến các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của KBNN (như quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý ngân quỹ, huy động vốn, tổng kế toán nhà nước và hình thành Kho bạc số , báo cáo tài chính nhà nước,….) để hướng tới việc xây dựng KBNN tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo mô hình quản lý, quản trị hiện đại, phục vụ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững thành tựu nổi bật dựa trên 3 trụ cột phát triển chính:
- Hoàn thiện cải cách và hiện đại hóa cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN, quản lý ngân quỹ nhà nước, huy động vốn cho NSNN và tổng kế toán nhà nước.
- Tổ chức bộ máy tinh gọn theo mô hình kho bạc khu vực (liên huyện), hướng tới mô hình kho bạc 2 cấp
- Xây dựng phát triển toàn bộ các hoạt động quản lý, quản trị, cung cấp dịch vụ của KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dữ liệu quốc gia, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan.
2. Với điểm nhấn là xây dựng Kho bạc điện tử nhằm nâng cao tính an toàn , hiện đại và hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm soát chi NSNN kết quả thực hiện và những hiệu quả rõ nét của công tác cải cách hành chính (CCHC) và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của KBNN Quảng Ngãi
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ lên mọi mặt của nền kinh tế xã hội và để thiết lập được một nền tảng tài chính số hiện đại hoạt động an toàn, hiệu quả đang thách thức và cũng là xu hướng trên toàn thế giới. Ngành tài chính nói chung và hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) nói riêng việc chuyển đổi số không chỉ tạo điều kiện cho KBNN tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ kỹ thuật số hiện đại mà còn có tác động tích cực làm thay đổi cách thức tương tác giao dịch giữa các đơn vị sử dụng ngân sách với KBNN, giữa KBNN với các cơ quan, đơn vị một cách tức thời với tính tin cậy cao thông qua các phương thức mã hóa, xác thực mạnh. Đồng thời ứng dụng công nghệ nâng cao hiệu suất, hiệu quả trong hoạt động quản lý và điều hành quỹ NSNN, kế toán nhà nước, ngân quỹ nhà nước… từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ người dân và các đơn vị sử dụng ngân sách. Đây chính nền móng để hệ thống KBNN xây dựng và triển khai nhiều dự án, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ và công tác quản trị nội ngành, thiết lập một cấu trúc tổng thể CNTT phù hợp với Chiến lược KBNN trong giai đoạn 2021-2030.
Để thực hiện tốt công tác CCHC, hệ thống KBNN luôn quan tâm chú trọng đầu tư việc xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) là nền móng xuyên suốt của lộ trình phát triển, trên các nền tảng ứng dụng nghiệp vụ chuyên môn vệ tinh xung quanh hệ thống lõi là Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS), đáp ứng các hạng mục nghiệp vụ theo cấu trúc của hệ thống Chính phủ điện tử như: Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; điện tử song phương; liên kho bạc và bù trừ điện tử, dịch vụ công (DVC) trực tuyến và tích hợp DVC trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia; chương trình báo cáo tài chính nhà nước… đảm bảo đáp ứng yêu cầu thanh toán nhanh chóng, chính xác và an toàn, hiệu quả trên hệ thống.
- Nghiên cứu và phát triển các ứng dụng CNTT nhằm từng bước giảm thiểu rủi ro đối với công chức KBNN trong quá trình tác nghiệp.
- Tối ưu hóa hạ tầng CNTT theo xu hướng ảo hóa và điện toán đám mây, nâng cao tính linh hoạt của hạ tầng CNTT, đáp ứng yêu cầu thay đổi của các hoạt động nghiệp vụ và mở rộng hệ thống CNTT.
- Nghiên cứu và triển khai theo lộ trình giải pháp cho phép các đối tượng nộp NSNN thực hiện khai báo thông tin liên quan đến khoản nộp NSNN trên các chương trình ứng dụng của Bộ Tài chính để tách bạch thông tin phục vụ cho việc quản lý thu NSNN với các thông tin thanh toán.
2.1. Kết quả cải cách và hiện đại hóa cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN, quản lý ngân quỹ nhà nước, huy động vốn cho NSNN và tổng kế toán nhà nước.
Công tác chỉ đạo về thu NSNN:
Đổi mới công tác thu NSNN thường xuyên phối hợp với cơ quan Thuế, Hải quan và các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc tổ chức thu NSNN. Công tác phối hợp thu với các NHTM tiếp tục được đẩy mạnh với đa dạng các hình thức như: thu tại quầy giao dịch, thu qua các kênh giao dịch điện tử Internet, ATM, thu qua máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Thực hiện tốt việc trao đổi, cung cấp thông tin hàng ngày; tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; các khoản thu NSNN được hạch toán vào NSNN kịp thời và điều tiết cho các cấp ngân sách đầy đủ, chính xác, đúng tỷ lệ qui định.
Công tác chỉ đạo về chi NSNN:
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình “Một cửa, một giao dịch viên”, đảm bảo tuân thủ nguyên tắc khách hàng khi đến giao dịch với KBNN chỉ làm việc với một công chức kiêm soát chi của KBNN nơi đơn vị mở tài khoản (bao gồm cả hồ sơ chi đầu tư và chi thường xuyên), đồng thời, được công chức kiểm soát chi hướng dẫn một lần đầy đủ, kịp thời về hồ sơ thủ tục, thời gian xử lý hồ sơ và nhận lại kết quả từ chính công chức kiểm soát chi khi nộp hồ sơ.
- Rút ngắn thời gian thanh toán nâng cao hiệu quả giao dịch với khách hàng, thực hiện công văn số 4025/KBNN-KSC ngày 17/8/2018 của KBNN : KBNN Quảng Ngãi đã chỉ đạo hoàn thành thủ tục thanh toán trong 01 ngày, (Bộ phận Kiểm soát chi 1/2 ngày và bộ phận Kế toán 1/2 ngày) so sánh lúc trước quy trình kiếm soát chi thanh toán vốn đầu tư từ 7 ngày 1 thủ tục xuống còn 3 ngày và từ 3 ngày 1 thủ tục xuống còn 1 ngày đối với hồ sơ thanh toán chưa phải lần cuối cùng thì thực hiện kiếm soát sau; Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công;
- Tính đến nay KBNN Quảng Ngãi đã hoàn thành kết nối 100% đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thuộc đối tượng giao dịch qua Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; tỷ lệ lượng giao dịch chi NSNN đi qua DVCTT đạt 100%. Trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 2.000 giao dịch Đồng thời, tiếp tục triển khai các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Số thu, chi NSNN bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN chỉ còn chiếm tỷ lệ dưới 1%.
- . Tổ chức bộ máy theo mô hình kho bạc khu vực (liên huyện), hướng tới mô hình kho bạc 2 cấp:
Như vậy tính từ năm 2015, trước khi thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, KBNN Quảng Ngãi đã thực hiện giảm được 50% số Phòng thuộc KBNN tỉnh (từ 10 phòng, đến nay hiện còn 05 phòng); giảm số huyện từ 13 huyện xuống còn 12 huyện, giảm được 10 chức danh lãnh đạo cấp phòng, 2 chức danh lãnh đạo cấp huyện và 46 chức danh lãnh đạo cấp tổ.
Lượng biên chế tinh giảm tính từ năm 2015 từ 242 người xuống đến đầu năm 2022 còn 196 người giảm 46 biên chế. So với định biên số lượng CBCC của KBNN Quảng Ngãi năm 2022 là 216 hiện còn thiếu 20 người. Số lượng biên chế giảm đạt 19%
2.3. Toàn bộ các hoạt động quản lý, quản trị, cung cấp dịch vụ của KBNN được thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có sự kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dữ liệu quốc gia, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan.
Những năm qua, ngành KBNN đã đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để đổi mới, hiện đại đơn vị ngành, triển khai nhiệm vụ chính phủ điện tử và cải cách TTHC theo hướng số hóa (tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2015), cơ chế một cửa nhận, trả kết quả hồ sơ thông qua các giao dịch điện tử trực tuyến. Việc triển khai xây dựng, chuyển đổi và áp dụng HTQLCL theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng góp phần tích cực trong việc giải quyết công tác chuyên môn của các đơn vị nghiệp vụ KBNN. Cụ thể, các quy trình nghiệp vụ được diễn giải chi tiết, dễ hiểu, giúp tinh gọn về số lượng hồ sơ, thủ tục không cần thiết, rút ngắn thời gian giải quyết công việc mà vẫn đảm bảo đúng quy định; các cơ chế chính sách mới luôn được cập nhật và áp dụng kịp thời vào hoạt động nghiệp vụ chuyên môn. Đồng thời, các thủ tục liên quan đến quá trình giải quyết hồ sơ đều được niêm yết công khai và cập nhật thường xuyên ngay tại nơi khách hàng đến giao dịch, nâng cao tính minh bạch và tăng cường sự giám sát đối với cán bộ thực thi nhiệm vụ. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ được sắp xếp khoa học, có hệ thống giúp việc truy cập và sử dụng tài liệu được thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với đơn vị KBNN;
Về TTHC đã cắt giảm giảm được 41 thành phần hồ sơ, bãi bỏ một số chỉ tiêu của 43 mẫu tờ khai TTHC; giảm thời hạn giải quyết của tất cả TTHC; bổ sung thêm quy định việc gửi, nhận và trả kết quả kiểm soát chi NSNN qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN; quy định cụ thể lộ trình thực hiện TTHC qua dịch vụ công mức độ 4. Đối với lĩnh vực thu NSNN, thủ tục nộp tiền vào NSNN quy định rõ thời hạn giải quyết là không quá 5 phút theo phương thức điện tử; bổ sung việc nộp tiền vào NSNN qua Cổng dịch vụ công quốc gia, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán... qua đó tăng không gian và thời gian thu nộp NSNN (24 giờ/7 ngày).
Hệ thống KBNN đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng NSNN với việc kết nối liên thông 3 hệ thống: Dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách TABMIS và Thanh toán song phương điện tử.
Việc triển khai quy trình liên thông, kết nối 3 hệ thống Dịch vụ công trực tuyến, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách TABMIS và Thanh toán song phương điện tử đã góp phần chuẩn hóa dữ liệu từ phía đơn vị sử dụng ngân sách, hạn chế tối đa việc cán bộ Kho bạc phải bổ sung, hoàn thiện thông tin, từ đó giảm thiểu rủi ro cho công chức kiểm soát chi; hỗ trợ cho công chức kiểm soát chi của KBNN chỉ phải thao tác xử lý hồ sơ, chứng từ điện tử một lần trên một hệ thống (so với 3 lần trên 3 hệ thống phần mềm khác nhau), qua đó rút ngắn đến 40% thời gian thao tác nghiệp vụ trên các phần mềm so với trước đây, giúp cho công chức kiểm soát chi có thêm thời gian để kiểm soát nội dung chi của hồ sơ, chứng từ.
KBNN sẽ mở rộng kết nối trực tiếp với phần mềm của các đơn vị sử dụng ngân sách để các đơn vị truyền dữ liệu hồ sơ, chứng từ từ phần mềm của đơn vị trực tiếp sang Dịch vụ công trực tuyến, đơn vị giao dịch không phải thao tác trên 2 hệ thống: chương trình kế toán đơn vị và chương trình DVCTT của KBNN. Qua đó từng bước khép kín quy trình thanh toán, kiểm soát chi từ đơn vị sử dụng ngân sách qua Kho bạc Nhà nước, cho đến bước thanh toán tại ngân hàng.
3. Để nâng cao chất lượng phục vụ các đơn vị sử dụng ngân sách và người dân, thông qua đa dạng hóa các kênh phục vụ , đưa vào hoạt động nghiệp vụ, chức năng, vai trò của KBNN tới gần hơn, giảm thiểu chi phí , tiết kiệm thời gian và vật chất cho xã hội. Trong những năm qua KBNN Quảng Ngãi đã triển khai những giải pháp:
Với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ các đơn vị sử dụng ngân sách và người dân, thông qua các kênh phục vụ hiệu quả, đưa hoạt động nghiệp vụ, chức năng, vai trò của hệ thống KBNN tới gần với hoạt động của nhân dân trong xã hội, giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian và vật chất cho xã hội.
Trong lĩnh vực thu ngân sách, những người nộp thuế có thể sử dụng được rất nhiều phương thức thanh toán điện tử của ngân hàng để nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc mà không phải nộp tiền mặt nữa. Trong lĩnh vực chi ngân sách thì các đơn vị sử dụng ngân sách sẽ gửi hồ sơ thông qua phương thức điện tử. Như vậy, các đơn vị có thể ngồi tại cơ quan để gửi hồ sơ thanh toán đến hệ thống KBNN thay vì phương thức thủ công là đến giao dịch trực tiếp tại các trụ sở của hệ thống KBNN để nộp hồ sơ.. Nếu trước kia việc thực hiện kiểm soát cam kết chi, mở tài khoản, thanh toán NSNN thông qua nhiều thủ tục giấy tờ và nộp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ, thì nay được thực hiện điện tử qua Cổng thông tin DVC trực tuyến của KBNN. Mặt tích cực khi thực hiện công việc trên Cổng thông tin DVC trực tuyến của KBNN, các đơn vị sử dụng NSNN chủ động hơn, trách nhiệm hơn về thời gian, tiến độ với công việc của mình, quan trọng hơn nữa là tính hiệu quả công việc được thể hiện bằng con "số" trên hệ thống đánh giá.
Thông qua hệ thống DVCTT, đã hình thành thêm một kênh giao dịch điện tử của KBNN để phục vụ khách hàng có thể tự do lựa chọn các giao dịch liên quan, đưa KBNN đến gần hơn nữa với người dân và xã hội, đây cũng là bước CCHC mạnh mẽ của KBNN theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và hướng tới Kho bạc điện tử, kho bạc số theo Chiến lược phát triển KBNN.
Ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường thu NSNN qua mạng tránh tiếp xúc trực tiếp với người nộp thuế. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu và NHTM tổ chức thực hiện tốt công tác phối hợp thu, tạo điện thuận lợi cho khách hàng nộp thuế điện tử nhanh chóng và an toàn với đa dạng các hình thức như: thu tại quầy giao dịch, thu qua các kênh giao dịch điện tử Internet, ATM, thu qua máy chấp nhận thanh toán thẻ (POS). Chương trình quản lý thu tập trung tại KBNN (TCS) và ứng dụng; trao đổi thông tin thu với các đơn vị thuộc ngành tài chính. Chương trình TCS tại KBNN đã kết nối với các ngân hàng thương mại cho phép nhanh chóng tập trung các khoản thu NSNN vào Kho bạc nhà nước. Đồng thời thực hiện hiện đại hóa quy trình quản lý thu, nộp thuế giữa cơ quan Thuế - KBNN - Hải quan -Tài chính cho phép quản lý số thu không chỉ tại KBNN mà còn được trao đổi tích hợp 4 hệ thống nêu trên, làm cho hệ thống kết nối thu NSNN giữa các đơn vị thuộc ngành Tài chính đảm bảo chính xác khớp đúng.
Bên cạnh đó KBNN đã triển khai thành công việc tích hợp, cung cấp Dịch vụ công khai báo phiếu giao nhận hồ sơ giao dịch kiểm soát chi qua mạng và giao dịch một cửa với Kho bạc trên Cổng DVC quốc gia .
4. Định hướng của KBNN giai đoạn 2021-2030
Định hướng của KBNN về mục tiêu xây dựng Kho bạc “03 Không”
- Kho bạc không có giao dịch tiền mặt
- Kho bạc không có khách hàng giao dịch trực tiếp
- Kho bạc không có chứng từ giấy.
Với mục tiêu hướng tới xây dựng kho bạc hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, góp phần xây dựng nền hành chính phục vụ và hướng tới hình thành kho bạc số trên cơ sở nâng cao hiệu suất hoạt động, giảm thiểu chi phí giao dịch, tự động hóa quy trình giao dịch (hồ sơ điện tử, kiểm soát điện tử)... Đến năm 2030, mọi giao dịch được số hóa và hệ thống ghi nhận được toàn bộ của quy trình với cơ chế kiểm soát điện tử đã thiết lập sẵn trong hệ thống.
Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, KBNN tập trung vào dữ liệu số theo hướng đẩy mạnh việc liên kết liên thông dữ liệu với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương; cũng cố hoàn thiện dịch vụ của Kho bạc điện tử; cung cấp các dịch vụ thuộc chức năng nhiệm vụ của KBNN; từng bước chia sẻ dữ liệu mở; đồng thời triển khai các dịch vụ cơ bản về phân tích rủi ro hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành dựa vào dữ liệu. Chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin. Chuyển đổi về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu. Chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật
Giai đoạn 2026-2030, KBNN tiếp tục tập trung liên thông dữ liệu số, đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu mở từ đó cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới; đẩy mạnh việc phân tích rủi ro, phân tích dự báo dựa trên dữ liệu lớn, công nghệ trí tuệ nhân tạo, hướng đến hình thành Kho bạc số đầy đủ. Chuyển đổi về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin. Chuyển đổi về nền tảng tích hợp, chia sẻ, liên thông dữ liệu. Chuyển đổi về hạ tầng kỹ thuật và bảo mật./.
Tài liệu đính kèm: ketqua.jpg
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập: 467
Tổng số lượt xem: 235685